T2, 02 / 2015 9:19 Chiều | ngongan

Trở   nên   nhận   biết   hơn   về tính   mong   manh   của   cuộc sống  đi.  Cái  chết  có  thể  xảy ra  vào  bất  kì  khoảnh   khắc nào – khoảnh  khắp tiếp nó có thể  gõ  cửa  nhà  bạn.  Bạn  có thể vẫn  còn  không  nhận  biết nếu bạn nghĩ bạn sẽ sống mãi mãi   –  làm   sao   bạn   có  thể sống vô nhận biết về cái chết nếu  nó  bao  giờ  cũng  ở  cận kề?   Không   thể   được!   Nếu cuộc  sống  là  tạm  thời,  như bọt   xà   phòng,   chỉ   một   cú châm  kim  và  nó  mất  đi  mãimãi…  làm  sao  bạn  có  thể  vẫn  còn  không   nhận  biết được?

Đem nhận biết vào từng hành động đi.

Có hai bình  diện  trong  bạn:  bình  diện  của tâm trí,  và  bình  diện  của  vô  trí.  Hay,  để  tôi  nói  điều  đó theo cách này: bình diện khi bạn ở ngoại  vi của bản thể mình  và  bình  diện  khi  bạn  ở  trung  tâm  của  bản  thể mình.

images709347_giacmo2

Làm thế nào để bạn nhận biết nhiều hơn

Mọi  đường  tròn  đều có tâm  – bạn có thể biết  điều đó, bạn có thể không  biết điều đó. Bạn thậm  chí có thể không  nghi ngờ rằng có tâm, nhưng  phải có chứ. Bạn là ngoại  vi, bạn  là đường  tròn  – có trung  tâm.  Không  có trung  tâm  bạn  không  thể  hiện  hữu  được;  có  hạt  nhân của bản thể bạn.

Tại  trung  tâm  đó  bạn  đã là vị phật, người đã về tới nhà. Ở ngoại vi, bạn đang trong thế giới  – trong  tâm trí, trong mơ, trong  ham  muốn,  trong  lo  âu, trong cả nghìn  lẻ một trò chơi. Và bạn là cả hai.

Nhất  định  có  những khoảnh   khắc  mà  bạn  sẽ  thấy rằng   trong   vài   khoảnh   khắc bạn đã từng giống  như vị phật – cùng   sự   duyên   dáng   đó, cùng   nhận   biết  đó,  cùng  im lặng  đó; cùng  thế giới  của cái đẹp,   của   ân   huệ,   của   phúc lành.  Sẽ có những  khoảnh  khắc,  những  thoáng  nhìn  về trung  tâm  riêng  của  bạn  – chúng  không  thể  là thường hằng;  bạn  sẽ bị ném  đi ném  lại về ngoại  vi. Và bạn  sẽ cảm  thấy  ngu  xuẩn,  buồn  bã,  thất  vọng;  thiếu  nghĩa cuộc sống – bởi vì bạn tồn tại ở hai bình diện, bình diện của ngoại vi và bình diện của trung tâm.

Nhưng  dần  dần,  bạn  sẽ trở  nên  có khả  năng  đi từ ngoại  vi tới  trung  tâm  và  từ trung  tâm  ra ngoại  vi rất xuôn  xẻ – cũng  như bạn bước  vào nhà và bước  ra nhà. Bạn không  tạo ra sự phân biệt nào. Bạn không  nói, "Tôi ở ngoài nhà cho nên làm sao tôi có thể đi vào bên trong nhà được?"  Bạn không  nói, "Tôi  đang  ở trong  nhà cho nên làm sao tôi có thể đi ra ngoài nhà được?"  Trời nắng ở  bên  ngoài,  trời  ấm,  dễ  chịu  –  bạn  ngồi  bên  ngoài vườn.  Thế  rồi trời  trở  nên  ngày  một  nóng  hơn,  và bạn bắt đầu vã mồ hôi. Bây giờ trời không  còn dễ chịu nữa, trời đang trở nên không  thuận  tiện – bạn đơn giản đứng dậy và đi vào bên trong  nhà.Tại  đó  trời  mát  mẻ;  tại  đó không  có  gì  là  không  thoải mái.  Bây  giờ,  chính  ở  trong nhà  mới  dễ  chịu.  Bạn  cứ  đi vào đi ra.

Theo cùng cách đó, con người  của  nhận  biết  và  hiểu biết  đi từ ngoại  vi vào  trung tâm, từ trung tâm ra ngoại vi. Người đó chưa bao giờ bị cố định  vào  bất  kì chỗ  nào.  Từ bãi  chợ  cho  tới  tu  viện,  từ hướng   ngoại  cho  tới  hướng nội – người đó cứ liên tục di chuyển  bởi vì hai điều này là đôi    cánh    của    người    đó. Chúng không chống lại nhau. Chúng có thể được cân bằng theo   các   hướng   đối   lập   – chúng  phải là vậy; nếu cả hai cánh   đều   ở  một   phía,   con chim  không  thể  bay  được  trong  bầu  trời.  Chúng  phảicân  bằng,  chúng  phải  ở  các  chiều  đối  lập,  nhưng  dầu vậy chúng  vẫn thuộc  vào cùng một con chim,  và chúng phục  vụ  cho  cùng  một  con  chim.  Bên  trong  và  bên ngoài của bạn là đôi cánh của bạn.

 

Bài viết cùng chuyên mục