Chì có độc tính cao và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người
1. Độc tính
Chì và các hợp chất của chì đều độc, càng dễ hoà tan, độc tính càng cao. Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong không khí quá 0,15 mg/m3 thì công nhân có thể bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì thì có thể bị chết. Hàng ngày một người hấp thu 1 mg chì, sau nhiều ngày xuất hiện nhiễm độc mạn tính, liều 1mg này mới chỉ gấp 3 lần lượng chì vào cơ thể hàng ngày qua ăn uống.

Chì có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn
2. Cơ chế gây độc
Nói chung chì là một kim loại rất độc, chúng vừa gây độc theo cơ chế tiếp xúc vừa gây độc theo cơ chế tác động men. Khả năng gây độc theo cơ chế tiếp xúc của chì rất cao do chì ion bám vào đâu là gây độc cho tế bào đó. Về tác động men thì rất rõ, Weil – E 1970 và Duhamel G. 1971 cho thấy chì tác động lên nhiều chặng của quá trình tổng hợp hemoglobin.
Hậu quả của quá trình tác động lên các men trong quá trình tạo huyết sẽ gây nên hàng loạt các biểu hiện sau đây:
– Giảm hoạt tính men ô ALA dehydrase.
– Tích luỹ và tăng thải theo nước tiểu acid ô aminolevulinic.
– Tăng thải theo nước tiểu copropocphyrin.
– Giảm nồng độ hemoglobin.
– Giảm số lượng hồng cầu.
– Tăng số lượng hồng cầu hạt kiềm.
– Tăng sắt huyết thanh.
Hàng loạt công trình nghiên cứu đã chứng minh tác dụng ức chế các enzym chứa nhóm – SH của chì.
Do những nguyên nhân này H202 trong cơ thể tăng lên, giải phóng oxy nguyên tử, tạo gốc tự do. Sự hình thành các gốc tự do quá nhiều sẽ gây rối loạn sự cân bằng nội môi, phá huỷ màng lipid và cấu trúc ADN của nhân tế bào gây rất nhiều các rối loạn bệnh lý…